UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quy chế Quản lý quy hoạch-kiến trúc khu phố cổ Hà Nội theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, khu phố cổ sẽ có chức năng thương mại, dịch vụ, phố nghề, cửa hàng buôn bán truyền thống; tăng cường các không gian sinh hoạt cộng đồng, cây xanh, bổ sung các tiện nghi, dịch vụ tiện ích công cộng…
Các diện tích công cộng phục vụ cho hoạt động của cộng đồng dân cư sẽ được khai thác tối đa; tiếp tục di chuyển các xưởng sản xuất ảnh hưởng môi trường. Khu vực phố cổ Hà Nội sẽ không được phép xây dựng các công trình nhà ở mới, các trung tâm thương mại lớn. Các công trình xây dựng bị cấm có tầng hầm, trừ các phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật với điều kiện không ảnh hưởng đến các công trình di tích khác.
Đối với quy định về mật độ xây dựng, tầng cao và khoảng lùi, UBND thành phố yêu cầu tổ chức, cá nhân khi xây dựng công trình tại khu phố cổ, mật độ xây dựng tối đa là 70%, chiều cao lớp nhà mặt phố từ 1 - 3 tầng, tương đương với cao từ 6 - 12 m. Riêng phố Phan Đình Phùng, nhà mặt tiền được xây tối đa 4 tầng (16 m), phía sau được xây tối đa 5 tầng (20 m). Các phố còn lại, nhà phía sau được xây từ 2 - 4 tầng, tối đa 16 m.
Theo Quy chế, công trình nhà ở xây mới ngoài quy định có kiến trúc hài hòa với tổng thể dãy phố, nếu diện tích ô đất trên 70m2 bắt buộc phải tổ chức sân trong có trồng cây. Việc xây dựng các công trình cũng phải tuân thủ quy định về những vật liệu, màu sắc và chất liệu phủ không được phép sử dụng: Việc sử dụng sơn phủ tường được yêu cầu hạn chế tối đa; Không được dùng kính tối màu (trừ những loại kính có độ sẫm màu dưới 10%), kính màu chói; Cửa sổ, cửa ra vào có khung nhôm (trừ trường hợp nhôm được tráng màu phù hợp với màu sắc mặt ngoài công trình hoặc vật liệu truyền thống); Cũng không được dùng loại kính phản chiếu ánh sáng.
Quy chế này cũng quy định việc bảo tồn tôn tạo Di tích với việc khôi phục và phát huy các giá trị của di sản phi vật thể, lối sống, sinh hoạt đặc trưng của người dân trong khu phố cổ, các lễ hội, loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, hình thức kinh doanh thương mại và hoạt động du lịch, dịch vụ, truyền thống.
Đối với quy định về mật độ xây dựng, tầng cao và khoảng lùi, UBND thành phố yêu cầu tổ chức, cá nhân khi xây dựng công trình tại khu phố cổ, mật độ xây dựng tối đa là 70%, chiều cao lớp nhà mặt phố từ 1 - 3 tầng, tương đương với cao từ 6 - 12 m. Riêng phố Phan Đình Phùng, nhà mặt tiền được xây tối đa 4 tầng (16 m), phía sau được xây tối đa 5 tầng (20 m). Các phố còn lại, nhà phía sau được xây từ 2 - 4 tầng, tối đa 16 m.
Theo Quy chế, công trình nhà ở xây mới ngoài quy định có kiến trúc hài hòa với tổng thể dãy phố, nếu diện tích ô đất trên 70m2 bắt buộc phải tổ chức sân trong có trồng cây. Việc xây dựng các công trình cũng phải tuân thủ quy định về những vật liệu, màu sắc và chất liệu phủ không được phép sử dụng: Việc sử dụng sơn phủ tường được yêu cầu hạn chế tối đa; Không được dùng kính tối màu (trừ những loại kính có độ sẫm màu dưới 10%), kính màu chói; Cửa sổ, cửa ra vào có khung nhôm (trừ trường hợp nhôm được tráng màu phù hợp với màu sắc mặt ngoài công trình hoặc vật liệu truyền thống); Cũng không được dùng loại kính phản chiếu ánh sáng.
Quy chế này cũng quy định việc bảo tồn tôn tạo Di tích với việc khôi phục và phát huy các giá trị của di sản phi vật thể, lối sống, sinh hoạt đặc trưng của người dân trong khu phố cổ, các lễ hội, loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, hình thức kinh doanh thương mại và hoạt động du lịch, dịch vụ, truyền thống.
Khu vực phố cổ có diện tích 82 ha gồm 10 phường, 79 tuyến phố, 83 ô phố (Phía Bắc giáp phố Phan Đình Phùng, Hàng Đậu; Phía Đông giáp phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải; Phía Tây giáp phố Phùng Hưng; Phía Nam giáp phố Hàng Thùng, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông). Khu vực liền kề có diện tích trên 7ha, ranh giới từ khu phố cổ đến hết lớp ngoài của các tuyến phố đường bao quanh khu phố cổ. Khu vực hỗ trợ chức năng hạ tầng đô thị gồm 2 phường ngoài đê (Phúc Tân và Chương Dương, quận Hoàn Kiếm).
|
Acr.vn - Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét