Điểm lạ của mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm nay, một số ngân hàng thương mại nhỏ có kết quả không thuận lợi lại công bố trước.
Nhiều khả năng công chúng vẫn không thể nhận diện một cách đầy đủ và cụ thể những trường hợp thua lỗ.
Những năm gần đây, rất hiếm khi Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) có thông tin về tình hình sức khỏe định kỳ sớm như vậy. Đây là thành viên đầu tiên trong hệ thống báo lãi quý 3/2013.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài chật vật tăng vốn để đảm bảo mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng), khó khăn càng nổi bật hơn tại đây. Cụ thể, quý 3/2013, PGBank chỉ chớm lãi 11,5 tỷ đồng, nâng tổng lợi nhuận lũy kế 9 tháng được hơn 60 tỷ đồng.
Từng là thành viên có hiệu quả kinh doanh ở nhóm dẫn đầu hệ thống (xét theo các chỉ số cơ bản ROA và ROE) một số năm trước, nay PGBank ở tình thế chấp chới lợi nhuận. Dễ thấy một nguyên nhân chính là nợ xấu đã ở mức quá cao, lên tới 9,5% tổng dư nợ.
Tương tự, Ngân hàng Nam Việt (Navibank) cũng thoát lỗ trong gang tấc, theo báo cáo tài chính quý 3/2013 vừa công bố. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ của ngân hàng này chỉ chớm hơn 2,6 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng được 10,5 tỷ đồng. Dù sao Navibank cũng đã có lãi trở lại, sau khi báo lỗ hơn 11 tỷ đồng trong quý 2/2013.
Trước đó, trong thông tin giải trình (do đã niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội), Navibank nhấn mạnh đến nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận là việc cắt giảm lãi suất trong thời gian qua nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân vay vốn…
Còn theo báo cáo tài chính, nợ xấu ở mức cao cũng là một níu kéo chính. Đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu của Navibank tiếp tục tăng mạnh và lên mức cao, từ 6,11% cuối quý 2/2013 lên tới 8,77% trong quý 3/2013.
Với những thông tin bước đầu công bố, PGBank và Navibank là hai trường hợp khó khăn đầu tiên được định hình, thể hiện ở mức lợi nhuận mong manh và tỷ lệ nợ xấu ở mức cao. Trong khi đó, hẳn có những ngân hàng lỗ, thậm chí có thể lỗ lớn kéo dài thời gian qua nhưng vẫn chưa lộ diện.
Thực tế trên chỉ được nhận biết ở tình hình chung, khi dữ liệu cập nhật gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến 30/8/2013, tình trạng quy mô vốn tự có của khối ngân hàng thương mại cổ phần vẫn bị lỗ ăn mòn dẫn tới thấp hơn cả quy mô vốn điều lệ (177.898 tỷ đồng so với 180.533 tỷ đồng).
Khó khăn không chỉ thể hiện ở những trường hợp cụ thể trên và ở tình hình chung đó, ngay cả một số ngân hàng lớn cũng đang đuối sức trước khả năng sinh lời.
Dù chưa công bố chính thức, nhưng theo gợi mở của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Lê Hùng Dũng trên báo chí tuần qua, kế hoạch 3.200 tỷ đồng lợi nhuận năm nay của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) gần như chắc chắn sẽ không thể đạt; thậm chí mức độ hoàn thành khoảng 50% chỉ tiêu đó đang cần phấn đấu.
Cụ thể, ông Lê Hùng Dũng cho biết: “Lợi nhuận 9 tháng mới đạt xấp xỉ 38% chỉ tiêu đề ra cho năm 2013; cả năm phấn đấu đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, tức 50% kế hoạch”.
Cùng với Eximbank, kết quả của một đầu tàu lợi nhuận trong khối cổ phần những năm 2008 - 2011 là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) hiện đang được chờ đợi. Với tình hình trong 6 tháng đầu năm, khi nợ xấu tăng cao, khả năng trở lại của Techcombank như thế nào trong quý 3 vừa qua vẫn là ẩn số.
Trong khi đó, dù giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012 (3,7%), song Ngân hàng Quân đội (MB) vẫn đang bám trụ ở vị trí dẫn đầu lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại cổ phần (nhóm Nhà nước không nắm tỷ lệ sở hữu chi phối), xét ở con số tuyệt đối.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trước thuế của MB đạt hơn 2.600 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch cả năm (3.523 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng nhẹ, lên 2,55% so với mức 2,44% quý liền trước.
Một thành viên khác cũng đang thể hiện sự ổn định, đều đặn trong khả năng tạo lãi là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Ước tính trong 9 tháng đầu năm 2013, Sacombank đạt khoảng 2.200 tỷ đồng.
Xét về tiến độ thực hiện kế hoạch, dù chưa công bố chính thức và cụ thể, nhưng dự kiến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là thành viên có khả năng bám sát chỉ tiêu tốt nhất. Ước 9 tháng BIDV đạt khoảng 3.800 tỷ đồng lợi nhuận và hoàn thành 81% kế hoạch năm.
Dù chỉ tiêu và tỷ lệ hoàn thành không phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động của ngân hàng, song việc bám sát được nó ít nhất cho thấy khả năng dự báo và tính ổn định trong hoạt động của mỗi thành viên.
Dự kiến trong tuần này và tuần tới, các ngân hàng thương mại sẽ lần lượt công bố chính thức báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2013. Dù vậy, bên cạnh những thông tin bước đầu, những trường hợp thoát lỗ trong gang tấc, thì nhiều khả năng công chúng vẫn không thể nhận diện một cách đầy đủ và cụ thể những trường hợp thua lỗ.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài chật vật tăng vốn để đảm bảo mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng), khó khăn càng nổi bật hơn tại đây. Cụ thể, quý 3/2013, PGBank chỉ chớm lãi 11,5 tỷ đồng, nâng tổng lợi nhuận lũy kế 9 tháng được hơn 60 tỷ đồng.
Từng là thành viên có hiệu quả kinh doanh ở nhóm dẫn đầu hệ thống (xét theo các chỉ số cơ bản ROA và ROE) một số năm trước, nay PGBank ở tình thế chấp chới lợi nhuận. Dễ thấy một nguyên nhân chính là nợ xấu đã ở mức quá cao, lên tới 9,5% tổng dư nợ.
Tương tự, Ngân hàng Nam Việt (Navibank) cũng thoát lỗ trong gang tấc, theo báo cáo tài chính quý 3/2013 vừa công bố. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ của ngân hàng này chỉ chớm hơn 2,6 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng được 10,5 tỷ đồng. Dù sao Navibank cũng đã có lãi trở lại, sau khi báo lỗ hơn 11 tỷ đồng trong quý 2/2013.
Trước đó, trong thông tin giải trình (do đã niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội), Navibank nhấn mạnh đến nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận là việc cắt giảm lãi suất trong thời gian qua nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân vay vốn…
Còn theo báo cáo tài chính, nợ xấu ở mức cao cũng là một níu kéo chính. Đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu của Navibank tiếp tục tăng mạnh và lên mức cao, từ 6,11% cuối quý 2/2013 lên tới 8,77% trong quý 3/2013.
Với những thông tin bước đầu công bố, PGBank và Navibank là hai trường hợp khó khăn đầu tiên được định hình, thể hiện ở mức lợi nhuận mong manh và tỷ lệ nợ xấu ở mức cao. Trong khi đó, hẳn có những ngân hàng lỗ, thậm chí có thể lỗ lớn kéo dài thời gian qua nhưng vẫn chưa lộ diện.
Thực tế trên chỉ được nhận biết ở tình hình chung, khi dữ liệu cập nhật gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến 30/8/2013, tình trạng quy mô vốn tự có của khối ngân hàng thương mại cổ phần vẫn bị lỗ ăn mòn dẫn tới thấp hơn cả quy mô vốn điều lệ (177.898 tỷ đồng so với 180.533 tỷ đồng).
Khó khăn không chỉ thể hiện ở những trường hợp cụ thể trên và ở tình hình chung đó, ngay cả một số ngân hàng lớn cũng đang đuối sức trước khả năng sinh lời.
Dù chưa công bố chính thức, nhưng theo gợi mở của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Lê Hùng Dũng trên báo chí tuần qua, kế hoạch 3.200 tỷ đồng lợi nhuận năm nay của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) gần như chắc chắn sẽ không thể đạt; thậm chí mức độ hoàn thành khoảng 50% chỉ tiêu đó đang cần phấn đấu.
Cụ thể, ông Lê Hùng Dũng cho biết: “Lợi nhuận 9 tháng mới đạt xấp xỉ 38% chỉ tiêu đề ra cho năm 2013; cả năm phấn đấu đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, tức 50% kế hoạch”.
Cùng với Eximbank, kết quả của một đầu tàu lợi nhuận trong khối cổ phần những năm 2008 - 2011 là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) hiện đang được chờ đợi. Với tình hình trong 6 tháng đầu năm, khi nợ xấu tăng cao, khả năng trở lại của Techcombank như thế nào trong quý 3 vừa qua vẫn là ẩn số.
Trong khi đó, dù giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012 (3,7%), song Ngân hàng Quân đội (MB) vẫn đang bám trụ ở vị trí dẫn đầu lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại cổ phần (nhóm Nhà nước không nắm tỷ lệ sở hữu chi phối), xét ở con số tuyệt đối.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trước thuế của MB đạt hơn 2.600 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch cả năm (3.523 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng nhẹ, lên 2,55% so với mức 2,44% quý liền trước.
Một thành viên khác cũng đang thể hiện sự ổn định, đều đặn trong khả năng tạo lãi là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Ước tính trong 9 tháng đầu năm 2013, Sacombank đạt khoảng 2.200 tỷ đồng.
Xét về tiến độ thực hiện kế hoạch, dù chưa công bố chính thức và cụ thể, nhưng dự kiến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là thành viên có khả năng bám sát chỉ tiêu tốt nhất. Ước 9 tháng BIDV đạt khoảng 3.800 tỷ đồng lợi nhuận và hoàn thành 81% kế hoạch năm.
Dù chỉ tiêu và tỷ lệ hoàn thành không phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động của ngân hàng, song việc bám sát được nó ít nhất cho thấy khả năng dự báo và tính ổn định trong hoạt động của mỗi thành viên.
Dự kiến trong tuần này và tuần tới, các ngân hàng thương mại sẽ lần lượt công bố chính thức báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2013. Dù vậy, bên cạnh những thông tin bước đầu, những trường hợp thoát lỗ trong gang tấc, thì nhiều khả năng công chúng vẫn không thể nhận diện một cách đầy đủ và cụ thể những trường hợp thua lỗ.
Acr.vn - Theo VnEconomy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét